Skip to content

AI & Gamification: Giải mã từ góc nhìn của một học sinh lớp 12

by Admin on

Tác giả: Melissa Loble – Giám đốc Học vụ (Chief Academic Officer) tại Instructure.

Tôi rất vui được chia sẻ với bạn nghiên cứu đầu tiên của tôi trong chủ đề học thuật với vai trò Giám đốc Học vụ (Chief Academic Officer) tại Instructure. Trước đây, tôi được biết đến với tư cách là Giám đốc Trải nghiệm Khách hàng, tôi chịu trách nhiệm cho tất cả các dịch vụ và hỗ trợ khách hàng của Instructure. Tuy nhiên, tôi vừa được CEO của Instructure đề nghị một vai trò mới – lãnh đạo chiến lược học thuật của Instructure. Điều này đặc biệt thú vị đối với tôi vì tôi đã dành toàn bộ sự nghiệp của mình để tập trung vào mảng dạy và học trong lĩnh vực công nghệ giáo dục.

Trong suốt hành trình đó, một trong những vai trò chính của tôi là giảng viên, gần đây nhất tại một chương trình thuộc Đại học California, Irvine, khóa học tập trung vào thiết kế và phát triển eLearning. Khi cần phát triển nội dung khóa học đó, tôi biết mình muốn đào sâu hơn vào thế giới của Gamification (trò chơi hóa) và generative AI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh), đặc biệt là nơi hai lĩnh vực này giao thoa. Và để làm tốt điều này, tôi cần lắng nghe góc nhìn của các sinh viên.

Xin giới thiệu Simon Kaminer, một thực tập sinh đang học lớp 12. Cậu ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khảo sát bối cảnh và đưa ra góc nhìn cá nhân của mình về các cơ hội giáo dục có thể áp dụng Gamification & AI. Hãy cùng tìm hiểu góc nhìn của Simon cho câu hỏi sau: "Theo em, đâu là những chủ đề nổi bật từ góc nhìn nghiên cứu và ứng dụng Gamification & generative AI? Điều gì khiến em cảm thấy có liên quan nhất đến bản thân, với tư cách vừa là một học sinh trung học đang chuẩn bị vào đại học, vừa là một người tích cực ứng dụng cả Gamification & AI trong việc học của mình."

Góc nhìn của Simon – một thực tập sinh lớp 12

Như một phần trong dự án nghiên cứu của mình, cô Melissa đã yêu cầu tôi nghiên cứu về những tiến bộ công nghệ trong giáo dục và tác động của chúng đến việc học - một lĩnh vực mà tôi không quá quen thuộc. Khi đọc về chủ đề Gamification và AI, những phương pháp này dường như là một cách học tuyệt vời! Giá như trường học của tôi biến lớp Giải tích thành một trò chơi Xbox. Trong nghiên cứu của mình, tôi đã tìm hiểu về các công nghệ mới mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày. Tôi tin rằng giáo dục là một môi trường hoàn hảo để giáo viên triển khai những công nghệ mới này. Tôi tin rằng nó sẽ cải thiện việc học và sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Tôi rất vui được chia sẻ với bạn những gì tôi tìm thấy. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu thêm.

Liệu cá nhân hóa bằng AI có thể cách mạng hóa việc học không?

Câu trả lời là CÓ, việc sử dụng AI trong giáo dục có thể thay đổi cách chúng ta học. Cá nhân hóa bằng AI cho phép các khóa học được thiết kế riêng cho từng học sinh. Trong một lớp học lớn, rất khó để có thể theo dõi cách học của từng người học, việc ứng dụng AI và data vào nội dung của bài học có thể giúp học sinh đi đúng hướng. Bài viết từ Stanford này lưu ý rằng AI có nhiều công dụng trong học tập. Dora Demszky, Phó Giáo sư Khoa học Dữ liệu Giáo dục, cho biết AI có thể giúp giáo viên nắm bắt tốt hơn động lực của lớp học, nhờ đó các hoạt động dạy học có thể được cá nhân hóa cho từng học sinh. Cách học sinh tương tác với bài tập được giao có thể giúp giáo viên lên kế hoạch bài giảng. Một chatbot được tích hợp vào bài học có thể phân tích cách học sinh nói chuyện và tương tác, đồng thời thu thập thêm các mẫu từ dữ liệu đó.

Gamification sử dụng các phương pháp khuyến khích như thế nào để giúp học sinh học tập?

Điểm mấu chốt để khiến việc học trở nên thú vị và hấp dẫn là tích hợp hệ thống điểm cộng với nhiều giải thưởng và thành tích mà học sinh có thể đạt được. Những bài tập nhà buồn tẻ, dường như không có mục đích có thể khiến học sinh chán nản và mất động lực làm bài. Thêm các lý do cụ thể để hoàn thành bài tập, ít nhất là trên môi trường trực tuyến, sẽ giúp học sinh có động lực hơn. Ví dụ, Duolingo cung cấp cho người dùng mạng sống giống như trò chơi điện tử, mất một trái tim mỗi khi mắc lỗi. Hết tim đồng nghĩa với việc không thể tham gia các bài học cho đến khi được nạp lại. Vì vậy, học sinh sẽ tập trung hơn vào tài liệu được cung cấp. Ví dụ khác là Khan Academy: giáo viên có thể tạo lớp học và cho học sinh hướng tới một mục tiêu chung để giành điểm, điểm được tích lũy khi trả lời đúng ngày càng nhiều câu hỏi. Lớp toán 10 của tôi rất thích tính năng đó, nhưng có một phần thưởng cuối cùng sẽ tuyệt vời hơn!

Feedback theo Thời Gian Thực từ AI là gì và nó sẽ hỗ trợ học trực tuyến thế nào?

AI là một siêu máy tính, cho phép nó làm những điều mà giáo viên không thể - hoạt động 24/7. Một tác nhân AI học hỏi từ dữ liệu được cung cấp và có thể kết nối dữ liệu của nhiều học sinh cùng một lúc, nhờ đó khả năng truy cập vượt xa giáo viên. AI có thể ngay lập tức chấm điểm các bài luận và các dạng văn trừu tượng mà thông thường con người không thể thực hiện nhanh chóng. Đầu vào ngôn ngữ tự nhiên mà AI nhận được giúp nó hiểu và sử dụng tiếng Anh tốt hơn, phân tích những “góc nhìn não phải” về tính chủ quan hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc thử dùng chat GPT viết bài luận tiếng Anh của tôi không hiệu quả lắm. AI có thể giúp những học sinh như tôi có thêm ý tưởng sáng tạo, hỗ trợ giáo viên chấm điểm bài tập, nhưng đây không phải là giải pháp toàn diện và không nên thay thế hoàn toàn công sức của học sinh.

Giáo viên có thể tận dụng dữ liệu học tập được cung cấp trong các phương pháp giáo dục trực tuyến như thế nào?

Khi học sinh hoàn thành các khóa học trực tuyến, một số số liệu nhất định có thể được đo lường để giáo viên sử dụng. Ví dụ, các trang web toán học như Delta Math hoặc Khan Academy có thể phát hiện thời gian trung bình một học sinh cụ thể mất bao lâu để giải một loại câu hỏi cụ thể, sau đó phần mềm có thể tổng hợp lại để trình bày cho giáo viên như một minh chứng về khả năng của học sinh trong các dạng bài toán khác nhau. Như Matthew Lynch, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về AI, đã viết trong bài báo này, việc triển khai AI trong các dịch vụ học tập trực tuyến có thể góp phần quan trọng giúp giáo viên đưa ra quyết định sáng suốt hơn khi phân tích dữ liệu của học sinh.

Ứng dụng thực tế trong các trò chơi giáo dục (gamified learning) hỗ trợ học sinh như thế nào?

Hãy tưởng tượng bạn đang học một khóa quản trị kinh doanh và kinh tế. Việc tích hợp một trò chơi quản lý doanh nghiệp vào bài học có thể thúc đẩy việc học theo cách thú vị và dễ hiểu hơn. Ví dụ, bạn có thể quản lý quỹ và phân bổ tiền vào các lĩnh vực phù hợp mà không gặp bất kỳ hậu quả thực tế nào. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi hình thức học tập từ một bài giảng thụ động buồn tẻ thành một ví dụ trực tuyến thực tiễn, thể hiện hiệu quả các chủ đề được dạy trong bài giảng là một cách quan trọng để thu hút sự tham gia của sinh viên. Trong khi gamification có thể hữu ích trong việc giữ chân sinh viên, nó cũng có tính thực tiễn trong việc giải thích các khái niệm phức tạp trong thế giới thực theo cách tự học.

Gamification mang lại lợi ích gì cho giáo dục chuyên biệt

Đối với một số học sinh, việc ngồi yên một chỗ và tương tác với bạn bè có thể là một thách thức. Không phải học sinh nào cũng phù hợp với việc ngồi học từ sách giáo khoa 6 tiếng mỗi ngày. Gamification cung cấp một cách thức dạy học mới mẻ, thú vị và có thể được thiết kế phù hợp với nhu cầu của từng học sinh. Cách học này tận dụng các trò chơi trong môi trường học tập, giúp học sinh hào hứng và năng động hơn, biến việc học tập từ khô khan thành niềm yêu thích.

AI và Gamification là hai công cụ mạnh mẽ dành cho người học và giáo viên. Việc tận dụng tối đa tiềm năng của chúng là điều cần thiết để trẻ em được giáo dục đến mức cao nhất. AI, giống như một máy tính giống con người, có thể phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận chưa từng có, giúp giáo viên tối đa hóa hiệu quả giảng dạy và khối lượng kiến thức truyền đạt cho học sinh. Bên cạnh đó, AI có thể đóng vai trò như một giáo viên thực thụ, hỗ trợ học sinh tìm kiếm tài liệu cần thiết và chấm bài tập về ngữ pháp, ngôn ngữ nhanh chóng, trong khi giáo viên có thể mất hàng giờ.

Gamification cũng quan trọng và đầy hứa hẹn như AI, đánh dấu một cách tiếp cận mới đối với giáo dục truyền thống, biến lớp học thành nơi dễ tiếp cận và thú vị hơn cho tất cả mọi người. Sự thông minh của gamification đã được chứng minh trong lĩnh vực thương mại, thể hiện qua hệ thống điểm thưởng- việc áp dụng điều này vào giáo dục là một cách thức học tập hiện đại, hiệu quả và phù hợp với những học sinh có cách học tập khác nhau.

Ghi chú sau bài viết 

Hi vọng góc nhìn của học sinh này mang đến cho bạn một cách suy nghĩ mới hoặc mở rộng hơn về tương lai của trò chơi hóa và AI trong giáo dục. Đối với tôi, điều đó đã thực sự xảy ra. Nó củng cố nhiều suy nghĩ hiện có của tôi đồng thời thách thức một số hướng đi truyền thống mà các nhà giáo dục đang khám phá. Bằng cách hỏi Simon điều gì khiến cậu ấy ấn tượng nhất (đối với tôi, đây là điều giá trị nhất), tôi đã có thể rút ngắn danh sách của riêng mình về những cách để bắt đầu với Gamification và AI. Cả hai lĩnh vực này đều được bàn luận quá nhiều, đến mức việc xác định điểm bắt đầu, phát triển và áp dụng chúng trong lĩnh vực học thuật của chúng ta có thể trở nên khó khăn.

Vậy, bạn sẽ trả lời câu hỏi tôi đã hỏi Simon như thế nào? Học sinh của bạn sẽ trả lời câu hỏi đó như thế nào?

Tôi mong muốn đưa tiếng nói của học sinh, hay nói đúng hơn là người học, vào nhiều bài đăng trên blog và bài viết hơn nữa khi chúng tôi cùng nhau nghiên cứu chiến lược học thuật của Instructure. Cảm ơn Simon rất nhiều vì đã khơi màu cuộc trao đổi này theo một cách đầy ý nghĩa. Nếu bạn có ý tưởng về việc tiếp tục những cuộc trao đổi này như thế nào, đừng ngần ngại liên hệ với tôi qua email melissa@instructure.com.

 

Keep Learning,

Melissa Loble
Chief Academic Officer